Khi dạy con tự lập, một trong những khó khăn lớn nhất của bố mẹ là các con không hợp tác, không nghe lời hay phớt lờ sự “phân công” của bố mẹ để đòi làm việc mình thích, làm theo ý muốn của mình.
Trong tình huống đó, “câu thần chú” này sẽ giúp ích bố mẹ rất nhiều.
Đó chính là “câu thần chú”: “Mẹ biết là con thích/muốn…, nhưng….”.
Những “cơn gió chướng”, sự ẩm ương và phản kháng của con trẻ thì muôn hình vạn trạng, trong khi cha mẹ không phải lúc nào cũng biết giữ bình tĩnh để lắng nghe con, dễ dẫn đến tình trạng quát, la, nếu nặng hơn là mắng hoặc tét đít con. Ai cũng biết mắng con là không tốt, nhưng làm thế nào để không mắng mà con vẫn chịu nghe lời và hợp tác với bố mẹ, không chỉ trong những bài học, công việc bố mẹ “giao” cho con để dạy con tự lập.
Mình xin đưa ra một vài mẹo nhỏ giúp bố mẹ kìm nén cơn giận của bản thân, lái tình huống đi theo chiều hướng tốt hơn bằng những việc làm rất đơn giản thôi. “Lì và bướng” không phải là bản chất trời sinh của trẻ, mà chỉ do cách cha mẹ nuôi dạy mà thành như vậy thôi. học cờ vua ở đâu
Dạy con biết lắng nghe, nghe lời là bước thành công đầu tiên khi bố mẹ muốn dạy con tự lập. (Ảnh minh họa)
1. Tiếp nhận “mong muốn” của con thông qua câu nói thể hiện sự đồng cảm: “Mẹ biết là con thích/ muốn…, nhưng…” trước khi muốn nhắc nhở (cảnh báo) con điều gì đó.
Vì sao tiếp nhận mong muốn của con lại quan trọng đến vậy. Vì khi nhận được sự đồng cảm của cha mẹ nói đúng “tâm ý” của mình thì sự phản kháng trong trẻ sẽ dịu xuống ngay và dễ nghe lời hơn. Trẻ tiếp nhận rằng: “À, bố mẹ cũng hiểu mình muốn gì đấy”. Không tin bạn thử đặt mình vào vị trí này mà xem, bạn vừa nói hay muốn làm cái gì mà người đối diện đã đánh đòn phủ đầu bằng câu phủ định thì đương nhiên bạn sẽ cảm thấy bực tức rồi đúng không. Nếu bị bố mẹ cấm hay quát chắc chắn trẻ sẽ càng bất hợp tác là điều hoàn toàn dễ hiểu. cờ vua số 1
Mình nghĩ cha mẹ nên học thuộc lòng “câu thần chú” này để mỗi khi thấy con giở chứng, nghịch ngợm, không chịu nghe lời thì tự bản thân biết nhắc nhở rằng đầu tiên phải tiếp nhận mong muốn của con cái đã.
Ví dụ như con nhảy nhót trên cái đệm, hãy nói với con: “Mẹ biết là con thích nhảy trên cái đệm rồi.Thú vị quá mà, nhưng con nhảy như thế lại làm hỏng cái đệm đẹp mất…”chẳng hạn. Hoặc khi bạn cầm điện thoại mà trẻ cứ đòi sờ nghịch thì: “Mẹ biết là con muốn cầm điện thoại, điện thoại đẹp thế này mà nhỉ, nhưng mẹ đang nói chuyện…”, thì tức khắc thái độ của trẻ sẽ hợp tác hơn.
Hay khi bạn đề nghị trẻ làm việc gì đó như tự gấp quần áo, tự đánh răng… mà trẻ phản kháng hoặc phớt lờ, bạn hãy nói với con “Mẹ biết là con muốn tô màu, nhưng đánh răng xong con sẽ tô tiếp nhé!” thay vì lên giọng quát con hoặc ép con phải làm việc đó.
Đồng thời việc đồng cảm với tâm trạng của con này còn giúp cha mẹ tránh được việc quát mắng hay la lối con, có thời gian để đứng trên lập trường của con và nhận ra rằng “ừ, ngày xưa mình cũng từng như thế này”. cờ vua hồ chí minh
2. Đồng cảm còn giúp “tách rời” mong muốn và hành động của trẻ
Giả sử trẻ muốn giằng điện thoại trên tay mẹ thì mẹ hãy xử lí “Mẹ biết con muốn cầm điện thoại nghịch vì nó thú vị mà. Nhưng tự ý giằng lấy như thế mà không hỏi ý kiến là không tốt đâu. Con để mẹ nói chuyện xong đã nhé.” Hoặc là nếu muốn con để điện thoại về chỗ cũ thì “Con hãy để điện thoại vào chỗ cũ đi” chẳng hạn, câu nói cuối này là câu mang ý khẳng định nhưng cũng chỉ ra cho trẻ thấy hành động mà trẻ nên làm và cha mẹ muốn trẻ làm. Như thế cha mẹ vừa không dùng từ phủ định là “xấu, hư”, lại vừa chỉ ra hành động mà trẻ cần làm.
3. Nếu trẻ đánh hay giằng đồ chơi của bạn thì sao? Từ đồng cảm tâm trạng của trẻ sang dùng câu khẳng định “trẻ cần phải làm gì” chứ không phê bình hay chê bai hay bênh vực bên nào.
Ví dụ: Bé Bon bị bé Bi giằng lấy đồ chơi trên tay, thay vì nói bé Bi trả lại đồ cho mình thì bé Bon đã đánh bạn. Khi này cha mẹ vừa nói câu đồng cảm, vừa nên nói gì với con?
Đầu tiên là thể hiện sự đồng cảm “Bạn Bi lấy đồ của con mà không thèm hỏi nên con tức giận đúng không.” “Con giận quá không nói được câu trả lại tớ đây đúng không nào”. Tiếp đến là “Mẹ biết là như thế. Nhưng mà chỉ vì như vậy mà lại đánh bạn thì lại không tốt rồi”. Đầu tiên con hãy nói xin lỗi bạn đi”.
Việc đồng cảm với tâm trạng hay hành động của trẻ vừa làm sẽ là bước để cha mẹ lí giải tâm lí của trẻ cũng như phân tích được quá trình vì sao trẻ muốn làm thế, đồng thời nó cũng là sẽ giúp cha mẹ thêm cơ hội để “hạ nhiệt” cơn nóng giận của bản thân, làm tăng thêm cơ hội để thấu hiểu con hơn, và chắc chắn sẽ khiến cho hành động của cha mẹ thay đổi.
4. Hãy tập trước khi bé chưa vào tuổi “phản kháng”
Bạn Bon nhà mình dù chưa biết phản kháng nhiều nhưng mình đã luôn tập nói những câu đồng cảm với mong muốn của bé. Khi mẹ cầm điện thoại trên tay bé muốn vồ lấy nhưng mình đã giơ cao hơn và nói “Con muốn lấy điện thoại đúng không. Điện thoại thật là đẹp. Nhưng mà con chơi điện thoại không tốt đâu. Mẹ cất đi đây”. Thế là mình để điện thoại sang chỗ khác, không để trong tầm mắt bé nữa. Bé chưa biết nói nên việc mình nói thay cho bé nghe mong muốn của bé cũng là một việc dạy bé về ngôn ngữ và từ ngữ biểu hiện mong muốn của bản thân nữa. Đồng thời vừa là tập dượt cho tư thế sẽ luôn sẵn sàng đồng cảm khi bé bước vào thời kỳ phản kháng và khẳng định cái tôi.
Ngay cả với việc cảnh cáo với ổ điện hay dây điện. Từ 6 tháng bé rất thích choài đến với nghịch ổ cắm, mình đều chỉ vào đấy và giơ chéo tay “Con thích nghịch ổ cắm chứ gì. Nhưng, nguy hiểm, không được sờ vào”. Dù bé chưa nhận thức được như trẻ 1 tuổi nhưng mà mình nghĩ nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì bé sẽ nhận biết được cái gì nên và không nên làm. dạy cờ vua
Khi làm cha mẹ bạn sẽ biết khả năng kiên nhẫn, năng lực giao tiếp của bản thân sẽ được nâng cao hơn một bậc nữa đấy và cũng là để học thêm những cách yêu thương không cần cấm đoán.
Nhận xét
Đăng nhận xét