Nhiều nghiên cứu chỉ ra giáo dục nghệ thuật nói chung và mỹ thuật tạo hình nói riêng sẽ nuôi dưỡng sự phát triển não bộ, đặc biệt là chức năng não phải, về sáng tạo và trực quan đã khiến không ít bậc làm cha, làm mẹ đổ xô đăng ký.
Đại đa số các phụ huynh có con em trong lứa tuổi trẻ em đều mong muốn con mình tham gia thêm ít nhất 1 lớp học năng khiếu ở ngoài. Có thể là hội họa, có thể là võ thuật, có thể là đàn, múa hát,… nhằm tăng cường kiến thức, vốn hiểu biết và sự thông minh cho trẻ. Dĩ nhiên, điều ấy còn tùy thuộc vào năng khiếu bẩm sinh và sự yêu thích đam mê của trẻ với môn học ấy.
Nhiều thông tin cho rằng trong số các khoá học năng khiếu, lớp hội hoạ nói chung và khoá học mỹ thuật tạo hình nói riêng mang nhiều lợi ích cho trẻ hơn cả. Nhất là trẻ em đang trong độ tuổi nhận thức và phát triển (6-16 tuổi) là rất quan trọng.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ học tạo hình càng sớm càng tốt vì môn học này giúp trẻ nâng cao khả năng sáng tạo quan sát, phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn, rèn luyện trí nhớ.
Những hình hoạ bé tạo ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để làm ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày. Thế giới quan của trẻ em luôn khác với cách nhìn nhận của người lớn, thế nên trong tranh của trẻ thường có những chi tiết mà người lớn bỏ qua và không để ý.
Trước đây, mỹ thuật tạo hình được coi là môn học phụ, không được chú trọng, yêu cầu năng khiếu cũng như tư tưởng được vô tình hình thành rằng học mỹ thuật tạo hình là học vẽ và học vẽ là để trở thành họa sĩ.
Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội cũng như các kết quả nghiên cứu về loại hình nghệ thuật và tác động của nó với đời sống, sự phát triển của mỗi con người, môn học này dần cho thấy tầm quan trọng của nó. Hiện nay, mỹ thuật tạo hình đã được chứng minh về khả năng tăng sự phát triển các kỹ năng thiết yếu cho trẻ trong độ tuổi đang lớn và có nhiều xu hướng học hỏi từ thế giới xung quanh.
Khác với quan niệm cũ, mỹ thuật tạo hình không đòi hỏi người tham gia bắt buộc phải có năng khiếu, cũng không định hướng về tương lai hay sự nghiệp mỹ thuật của trẻ. Mục đích chính của môn mỹ thuật tạo hình nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận biết môi trường, hình khối và màu sắc trong tự nhiên.
Không những thế, qua những bài tập, tác phẩm, trẻ còn có cơ hội được khám phá thế giới, học hỏi về những kiến thức căn bản, trả lời cho vô số câu hỏi của trẻ ở lứa tuổi này. Và một số tính cách của trẻ như sự kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi cũng dần được hình thành, duy trì hay phát triển trong những khóa học này.
“Tạo hình nói chung, bản chất là một hoạt động dễ tạo sự hứng khởi và yêu thích cho bé. Mỹ thuật tạo hình lại là một môn học có tác động mạnh trong việc giáo dục, phát triển cho trẻ. Tiếp xúc sớm với hình khối, hình hoạ giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý nhận thức, trực tiếp có tác động hoàn thiện những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo hay phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích” – Thu Hải, giáo viên trong lĩnh vực giáo dục sớm ở trẻ cho biết.
Ngày nay đa số các bác sỹ nhi khoa, tâm lý, thầy cô và phụ huynh đều khẳng định nên hướng dẫn bé cầm nắm bút vẽ và sáp nặn trong năm đầu, kể từ khi bé tự ngồi thẳng được (khoảng 7-8 tháng tuổi). Bởi vào độ tuổi này, trẻ bắt đầu nhận biết màu sắc và hình thành phản xạ chân tay. Vẽ màu, xé dán sẽ giúp trí não của bé nhận thức nhanh; nặn hình khối trực tiếp tác động phát triển tứ chi sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Được biết, khi tham gia khoá học, trẻ sẽ bước đầu học làm quen với hình khối, màu sắc, rèn luyện tư duy quan sát và thể hiện được những vật quan sát đơn giản thành hình vẽ trên giấy. Thông qua hoạt động nặn, vẽ và xé dán để rèn luyện sự vận động cổ tay, biết cảm nhận về khối không gian ba chiều, để trẻ tiếp cận với các bài học về những khái niệm cơ bản của hội họa và nhận thức thẩm mỹ nhằm giúp kích thích não bộ.
Trẻ học tạo hình những vật gần gũi xung quanh cuộc sống, vẽ tranh thể hiện không gian và những chủ đề thân thuộc, đồng thời thể hiện những suy nghĩ, quan sát, tưởng tượng và sáng tạo của bản thân một cách tự tin, tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Mỹ thuật là một trong những con đường phát triển trí tuệ cho trẻ, tuy nhiên không phải là cách duy nhất. Thông qua dạy vẽ cho bé để thể hiện cái nhìn thế giới theo cách của mình, còn có thể nắm bắt được kiến thức của bé về khả năng nhận thức các thuộc tính của sự vật, hiện tượng như hình dạng, màu sắc, sự liên tưởng, sắp xếp…
Ngoài ra, qua đó bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng cầm bút, vận động. Nhưng gia đình trẻ, cha mẹ trẻ cần có những biện pháp và biết tận dụng hữu hiệu các điều kiện có thể, không nên quá xem trọng các khoá học hay ỷ lại việc trông nom trẻ ở các lớp học mà quên mất gia đình là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ.
Nhiều thông tin cho rằng trong số các khoá học năng khiếu, lớp hội hoạ nói chung và khoá học mỹ thuật tạo hình nói riêng mang nhiều lợi ích cho trẻ hơn cả. Nhất là trẻ em đang trong độ tuổi nhận thức và phát triển (6-16 tuổi) là rất quan trọng.
Theo nhiều chuyên gia đánh giá các bậc cha mẹ nên khuyến khích trẻ học tạo hình càng sớm càng tốt vì môn học này giúp trẻ nâng cao khả năng sáng tạo quan sát, phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn, rèn luyện trí nhớ.
Những hình hoạ bé tạo ra không phải là không có ý tưởng mà nó chính là cách trẻ lấy từ trong trí nhớ, trí tưởng tượng của mình để làm ra những gì mà trẻ nhìn thấy hoặc gặp trong ngày. Thế giới quan của trẻ em luôn khác với cách nhìn nhận của người lớn, thế nên trong tranh của trẻ thường có những chi tiết mà người lớn bỏ qua và không để ý.
Trước đây, mỹ thuật tạo hình được coi là môn học phụ, không được chú trọng, yêu cầu năng khiếu cũng như tư tưởng được vô tình hình thành rằng học mỹ thuật tạo hình là học vẽ và học vẽ là để trở thành họa sĩ.
Tuy nhiên, theo thời gian, cùng với sự phát triển của xã hội cũng như các kết quả nghiên cứu về loại hình nghệ thuật và tác động của nó với đời sống, sự phát triển của mỗi con người, môn học này dần cho thấy tầm quan trọng của nó. Hiện nay, mỹ thuật tạo hình đã được chứng minh về khả năng tăng sự phát triển các kỹ năng thiết yếu cho trẻ trong độ tuổi đang lớn và có nhiều xu hướng học hỏi từ thế giới xung quanh.
Khác với quan niệm cũ, mỹ thuật tạo hình không đòi hỏi người tham gia bắt buộc phải có năng khiếu, cũng không định hướng về tương lai hay sự nghiệp mỹ thuật của trẻ. Mục đích chính của môn mỹ thuật tạo hình nhằm giúp trẻ tăng trí thông minh, khả năng ghi nhớ, nhận biết môi trường, hình khối và màu sắc trong tự nhiên.
Không những thế, qua những bài tập, tác phẩm, trẻ còn có cơ hội được khám phá thế giới, học hỏi về những kiến thức căn bản, trả lời cho vô số câu hỏi của trẻ ở lứa tuổi này. Và một số tính cách của trẻ như sự kiên trì, nhẫn nại, ham học hỏi cũng dần được hình thành, duy trì hay phát triển trong những khóa học này.
“Tạo hình nói chung, bản chất là một hoạt động dễ tạo sự hứng khởi và yêu thích cho bé. Mỹ thuật tạo hình lại là một môn học có tác động mạnh trong việc giáo dục, phát triển cho trẻ. Tiếp xúc sớm với hình khối, hình hoạ giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý nhận thức, trực tiếp có tác động hoàn thiện những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo hay phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích” – Thu Hải, giáo viên trong lĩnh vực giáo dục sớm ở trẻ cho biết.
Ngày nay đa số các bác sỹ nhi khoa, tâm lý, thầy cô và phụ huynh đều khẳng định nên hướng dẫn bé cầm nắm bút vẽ và sáp nặn trong năm đầu, kể từ khi bé tự ngồi thẳng được (khoảng 7-8 tháng tuổi). Bởi vào độ tuổi này, trẻ bắt đầu nhận biết màu sắc và hình thành phản xạ chân tay. Vẽ màu, xé dán sẽ giúp trí não của bé nhận thức nhanh; nặn hình khối trực tiếp tác động phát triển tứ chi sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Được biết, khi tham gia khoá học, trẻ sẽ bước đầu học làm quen với hình khối, màu sắc, rèn luyện tư duy quan sát và thể hiện được những vật quan sát đơn giản thành hình vẽ trên giấy. Thông qua hoạt động nặn, vẽ và xé dán để rèn luyện sự vận động cổ tay, biết cảm nhận về khối không gian ba chiều, để trẻ tiếp cận với các bài học về những khái niệm cơ bản của hội họa và nhận thức thẩm mỹ nhằm giúp kích thích não bộ.
Trẻ học tạo hình những vật gần gũi xung quanh cuộc sống, vẽ tranh thể hiện không gian và những chủ đề thân thuộc, đồng thời thể hiện những suy nghĩ, quan sát, tưởng tượng và sáng tạo của bản thân một cách tự tin, tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh.
Mỹ thuật là một trong những con đường phát triển trí tuệ cho trẻ, tuy nhiên không phải là cách duy nhất. Thông qua dạy vẽ cho bé để thể hiện cái nhìn thế giới theo cách của mình, còn có thể nắm bắt được kiến thức của bé về khả năng nhận thức các thuộc tính của sự vật, hiện tượng như hình dạng, màu sắc, sự liên tưởng, sắp xếp…
Ngoài ra, qua đó bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng cầm bút, vận động. Nhưng gia đình trẻ, cha mẹ trẻ cần có những biện pháp và biết tận dụng hữu hiệu các điều kiện có thể, không nên quá xem trọng các khoá học hay ỷ lại việc trông nom trẻ ở các lớp học mà quên mất gia đình là một trong những môi trường giáo dục có tác động mạnh mẽ nhất đối với việc hình thành nhân cách cho trẻ.
ĐĂNG KÝ HỌC VẼ:
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618
Nhận xét
Đăng nhận xét