Hôm nay chúng tôi sẽ dành thời gian để cùng Quý phụ huynh thảo luận xem vậy để cho những đứa trẻ được phát triển toàn diện, có được một cuộc sống tự lập, hạnh phúc và thành công thì chúng cần được dạy những kỹ năng gì?
Tôi nhận thấy rằng:
Những đứa trẻ với các kỹ năng xã hội và cảm xúc mạnh mẽ thường rất tự tin trong giao tiếp. Chúng hiểu rõ chúng là ai, điểm mạnh và điểm yếu của bản thân. Chúng có thể nhận ra cảm xúc của mình và chủ động quản lí những cảm xúc này theo hướng xây dựng, tích cực. Chúng biết làm thế nào để xây dựng và duy trì tình bạn với mọi người và các mối quan hệ với người lớn. Chúng có thể chơi đùa và hợp tác giải quyết vấn đề. Và chúng có thể đánh giá các hậu quả của một quyết định và đưa ra những lựa chọn có trách nhiệm dựa trên những đánh giá đó.
Phụ huynh của những đứa trẻ đó có thể tự tin rằng khi con cái họ ở trường, ở trại hè hoặc tham gia một dự án cộng đồng, chúng sẽ có những kĩ năng thiết lập liên hệ với người khác theo cách chăm sóc, xây dựng và đóng góp. Và khi con cái họ phải đối mặt với những quyết định khó khăn, chúng được trang bị những công cụ để suy nghĩ về những hậu quả của các hành động của chúng, thông cảm với những người khác có liên quan và cuối cùng có thể đưa ra một lựa chọn có trách nhiệm.
Phần lớn những gì con cái học từ cha mẹ chúng là thông qua làm mẫu. Chúng học hỏi thông qua những lựa chọn và hành động của chúng ta. Phát triển các kĩ năng xã hội và cảm xúc là một quá trình học tập liên tục và suốt đời. Chúng ta luôn có thể trở nên đồng cảm hơn, thực hành kiên nhẫn, cải thiện phản ứng của chúng ta với các tình huống xung đột, lắng nghe sâu và thể hiện khả năng của chúng ta. Nhận thức rõ hơn về bản thân mình cũng như các mô hình xã hội và cảm xúc cho con cái chúng ta có thể tác động tới sự lựa chọn và ứng xử của chúng ta trong những tình huống hàng ngày.
Vậy, trẻ cần học những kĩ năng xã hội và cảm xúc quan trọng nào?
Theo CASEL (Collaborative for Academic, Social, and Emotional Learning) của trường Đại học Illinois ở Chicago, Hoa Kỳ xác định có 5 lĩnh vực cốt lõi của phát triển kĩ năng, đó là:
1. Nhận thức bản thân: – khả năng nhận biết cảm xúc của một người, nguyên nhân tạo ra cảm xúc, phản ánh và kiểm tra các hành vi hoặc cách phản ứng với những cảm xúc đó để học từ chúng và có những lựa chọn tốt hơn khi cần thiết.
2. Nhận thức xã hội: – khả năng nhận biết và hiểu được cảm xúc của người khác (đồng cảm) để chọn câu trả lời hay hành vi chứng tỏ sự nhạy bén với những cảm xúc.
3. Quản lí bản thân: – khả năng kiểm soát cảm xúc và hành vi của một người trong việc hoàn thành các mục tiêu và thúc đẩy, tăng cường mối quan hệ với những người khác.
4. Các kĩ năng quan hệ: - khả năng một người có thể nuôi dưỡng sự phát triển và kết nối với một người khác hoặc một nhóm, bao gồm các kĩ năng giao tiếp bằng lời và không lời, lắng nghe, quản lí cảm xúc và xây dựng cách giải quyết vấn đề.
5. Đưa ra quyết định có trách nhiệm: – khả năng làm cho sự lựa chọn đó không chỉ hướng một người tới mục tiêu mà còn thể hiện trách nhiệm bằng việc xem xét hậu quả đối với tất cả những người khác có thể bị ảnh hưởng bởi quyết định và hành động nhằm tạo ra những kết quả tốt nhất cho tất cả. Sau khi tiến hành một lựa chọn, chịu trách nhiệm về những hậu quả của sự lựa chọn đó là cần thiết.
Đó quả là những kỹ năng tuyệt vời đúng không? Và để cho Huynh Tan Bao có thêm động lực để chủ động dạy con mình những kỹ năng xã hội và cảm xúc đó, tôi xin nêu ra đây 10 lý do (cũng là những điều con bạn sẽ đạt được). 10 điều này được dẫn nguồn từ Zins, J. E., Weissberg, R. P., Wang, M. C., & Walberg, H.J. Building academic success on social and emotional learning; What does the research say? New York, NY: Teachers College Press (chứ không phải do tôi nghĩ ra nhé :D )
1. Là trẻ con thật tốt: Trẻ em có một cảm giác lớn hơn về sự hài lòng.
2. Đạt được thành tựu: Nó chuẩn bị cho trẻ có thể thiết lập, duy trì và đạt được bất cứ mục tiêu nào chúng đặt ra cho bản thân.
3. Khả năng phục hồi: Khi có cuộc khủng hoảng lớn xảy ra trong cuộc đời, con bạn sẽ được sẵn sàng và kiên cường với các chiến lược đối phó. Chúng có khả năng đối phó với các vấn đề và biến động đó.
4. Phát triển: Nó cung cấp cho những đứa trẻ mọi cơ hội tối đa hóa sự phát triển và học tập của bản thân.
5. Thành tích học tập: Nếu có một mối quan hệ tin cậy với các giáo viên và bạn học, nếu học sinh có trách nhiệm với việc học của mình, nếu chúng có cơ hội làm việc cùng nhau, chúng sẽ có thêm động lực và tham gia. Và nếu sự phát triển của chúng được hỗ trợ, sẽ có nhiều cơ hội hơn cho việc học diễn ra.
6. Những mối quan hệ mạnh mẽ: Chúng sẽ có sự tự tin trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ với những người khác bao gồm gia đình, giáo viên, ông chủ/ nhân viên trong tương lai, vợ/chồng, hàng xóm và con cái chúng.
7. Kết nối gia đình: Nó giúp xây dựng một cuộc sống gia đình đầy tin tưởng và chăm sóc lẫn nhau để làm tăng cảm giác hạnh phúc của tất cả các thành viên.
8. Quan hệ đối tác mạnh mẽ: Nó tăng cường quan hệ đối tác thông qua nâng cao nhận thức và hành động làm sâu sắc hơn sự kết nối giữa các thành viên để tạo không khí cho cả gia đình.
9. Các kĩ năng thị trường: Sự tăng trưởng việc làm lớn nhất của quốc gia dự kiến trong 10 năm tiếp theo là dịch vụ giáo dục, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ chuyên nghiệp và kinh doanh, các lĩnh vực đòi hỏi lao động trí thức. Người sử dụng lao động tìm kiếm các ứng viên có mức độ tập trung lớn nhất đến những đặc điểm cá nhân và kĩ năng xã hội. Các kĩ năng quan trọng nhất bao gồm giao tiếp, quan hệ giữa các cá nhân và các kiến thức cơ bản như toán, đọc, tư duy phê phán và giải quyết vấn đề.
10. Người độc lập, tự tin: Trong tất cả thời gian và tiền bạc chi cho các hoạt động làm giàu, đồ chơi và các công cụ.., thì các kĩ năng xã hội và cảm xúc là những kĩ năng sống quan trọng nhất sẽ cho phép trẻ em phát triển thành người trưởng thành độc lập, tự tin.
.............................. ..............
Nguồn: Học viện ngôn ngữ CleverKids
Nhận xét
Đăng nhận xét