Trung tâm mỹ thuật tư duy Nét Ngộ
Những lợi ích tuyệt vời từ việc dạy bé vẽ tranh: Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. Trẻ em thích vẽ tranh dù chỉ mới là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con vẽ thường xuyên, và dù “tác phẩm” có thể nào, thì cũng hãy khen ngợi và động viên tạo hứng thú cho trẻ.
Những lợi ích tuyệt vời từ việc dạy bé vẽ tranh
Nhà tâm lý học Thụy Sỹ Piaget cho rằng các em bé 18 tháng tuổi đã biết dùng các biểu tượng để thể hiện suy nghĩ của mình. Khi bé biết đứng, bạn có thể mua giá vẽ cho bé đứng vẽ. Vẽ và tô màu là một trong những hoạt động không thể thiếu cho trẻ mầm non. Hoạt động này có nhiều lợi ích:
1. Rèn luyện trí nhớ cho con thông qua việc dạy vẽ
Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng quan sát thế giới xung quanh của trẻ, giúp trẻ có thể lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng. Vẽ tranh giúp trẻ có thể nhớ lâu hơn khi trẻ thể hiện suy nghĩ của mình thông qua hoạt động vẽ và trẻ sẽ có những nhận định đúng đắn về các sự vật, hiện tượng.
2. Nâng cao khả năng quan sát
Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.
3. Vẽ tranh có thể giúp bé nâng cao khả năng tưởng tưởng
Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.
4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn
Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt. Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.
5. Vẽ giúp não trẻ hoạt động
Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn. Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.
6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều
Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.
7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc
Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con. Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. Trẻ em thích vẽ tranh dù chỉ mới là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con vẽ thường xuyên, và dù “tác phẩm” có thể nào, thì cũng hãy khen ngợi và động viên tạo hứng thú cho trẻ.
Vì sao bạn nên dạy vẽ cho con?
Vẽ không bị bó buộc bởi bất cứ cái gì nên bé có thể vẽ khi mới biết ngồi và biết cầm bằng tay – với một số trẻ đó là mốc 6 tháng tuổi. Khi nhỏ, bé sẽ dùng bút vẽ to nhất, bút sáp to nhất và giấy A3 để dễ sử dụng. Hòa một màu vẽ an toàn và để vào một cái đĩa to cho bé vẽ. Điều thú vị là bé sẽ nhận ra được chuyển động của mình để lại đường nét trên tờ giấy. Khi bé vẽ bạn có thể giới thiệu luôn tên của màu sắc đó. Bạn cũng có thể vẽ chân, tay, in rau củ, in hình khối vì các hoạt động đó rất đơn giản.
Tô màu là hoạt động khó hơn rất nhiều nhưng không phát huy trí tưởng tượng của trẻ nên nếu có thể bạn hãy tập trung cho con vẽ. Bé chỉ có thể tô màu khi phân biệt và gọi tên các màu sắc, có một kho dữ liệu trong đầu về thực tế để biết, quả chuối thì phải tô màu vàng, quả nho thì màu tím… chứ không phải voi tô màu hồng vì con thích thế hay hoa mỗi cánh một màu. Chúng ta cần giúp bé hiểu và tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên.
Bé cần điều khiển được tay một cách khéo léo để dừng đúng lúc, tô các đường cong và đủ kiên nhẫn để hoàn thành tác phẩm từ đầu đến cuối. Bé cũng phải có được trật tự là biết tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới giống như cách viết chữ tiếng Việt sau này.
Để chuẩn bị cho bé tô màu, các bố mẹ có thể hỏi con muốn tô cái gì, để bé chọn theo ý mình. Giúp bé phân biệt và gọi tên được các phần của bức tô màu đó, ví dụ, ô tô, cửa ô tô, bánh ô tô… Bạn giúp bé chọn tất cả các màu bé cần cho từng phần của một bức tranh sẵn sàng trong một hộp. Ví dụ để tô một quả dâu tây thì chỉ cần màu đỏ và màu xanh lá cây, cất tất cả các màu còn lại đi.
Hướng dẫn bé tô liền nét, không nhấc tay đứt nét nếu có thể, không quay tờ giấy, không tô ngang tô dọc chồng các nét lên nhau mà chỉ theo một hướng logic xuống lên, xuống lên cho đến hết.
Khi bé đã rất khéo léo trong việc điều khiển bút các bài tô, có thể hướng dẫn trẻ tô khó hơn như tô nét cong. Ví dụ cũng là quả bóng, trước kia bé tô nét thẳng kín quả bóng, bây giờ bé tô vòng theo đường tròn của quả bóng từ ngoài vào đến trong không đứt nét.
Khi tô màu, các bố mẹ luôn có thể in các bức tranh tô màu theo ý thích của con để giúp con học mỗi ngày. Sau đó các bức tô màu có thể được xếp theo các chủ đề, mỗi chủ đề để vào một cặp tài liệu. Thế là bé đã có các bộ sách do chính tay mình làm ra.
Cho dù là vẽ hay tô màu hãy hướng dẫn bé dọn dẹp, lau chùi, cất mọi thứ về đúng chỗ sau khi làm xong và luôn luôn đã bắt đầu thì phải kết thúc công việc của mình.
Muốn giúp bé thích vẽ và tô màu bố mẹ cần chuẩn bị môi trường nghệ thuật cho con. Treo các tác phẩm nghệ thuật do trẻ con vẽ hoặc vẽ cho trẻ con ở tầm mắt của bé để bé có thể ngắm mỗi ngày. Giúp bé tôn trọng các màu sắc, màu nào cũng đẹp chứ không phải đen hay xám là xấu xí.
Bố mẹ cũng có thói quen vẽ hay minh họa khi giới thiệu kiến thức mới cho con nhưng không nên vẽ mẫu cho con, ví dụ như ngôi nhà là phải thế này, quả bóng bay là phải thế kia mà tốt nhất là để bé quan sát vật mẫu rồi tự vẽ theo cách cảm nhận của mình. Thỉnh thoảng có thể dẫn trẻ đi xem các triển lãm tranh. Giới thiệu các hình khối, đường nét, độ dày mỏng, sáng tối, ánh sáng trong ngày thay đổi ra sao… và miêu tả mọi thứ xung quanh cho bé nghe.
Khi đọc truyện cho bé đừng quên giới thiệu tên họa sĩ minh họa để bé hiểu có một ai đó đã vẽ nên cuốn sách này. Tôn trọng tác phẩm của bé, không bao giờ vẽ hộ, làm hộ, chỉnh sửa khi bé đang vẽ hay tô màu. Và khó nhất là không bao giờ được khen hay chê. Hãy khuyến khích bé bằng những nhận xét tích cực như ‘Sắc vàng con chọn đẹp quá’ hay ‘Cái lá này con vẽ giống y như thật’ để bé không phụ thuộc vào lời khen hay buồn vì bị chê.
Những lợi ích tuyệt vời từ việc dạy bé vẽ tranh: Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. Trẻ em thích vẽ tranh dù chỉ mới là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con vẽ thường xuyên, và dù “tác phẩm” có thể nào, thì cũng hãy khen ngợi và động viên tạo hứng thú cho trẻ.
Những lợi ích tuyệt vời từ việc dạy bé vẽ tranh
Nhà tâm lý học Thụy Sỹ Piaget cho rằng các em bé 18 tháng tuổi đã biết dùng các biểu tượng để thể hiện suy nghĩ của mình. Khi bé biết đứng, bạn có thể mua giá vẽ cho bé đứng vẽ. Vẽ và tô màu là một trong những hoạt động không thể thiếu cho trẻ mầm non. Hoạt động này có nhiều lợi ích:
Bé học vẽ
1. Rèn luyện trí nhớ cho con thông qua việc dạy vẽ
Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng quan sát thế giới xung quanh của trẻ, giúp trẻ có thể lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng. Vẽ tranh giúp trẻ có thể nhớ lâu hơn khi trẻ thể hiện suy nghĩ của mình thông qua hoạt động vẽ và trẻ sẽ có những nhận định đúng đắn về các sự vật, hiện tượng.
2. Nâng cao khả năng quan sát
Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn để ý kỹ thì sẽ nhận thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý. Nhiều chuyên gia hội họa cho biết rằng, những bức vẽ của trẻ thường thể hiện thế giới nội tâm và tinh tế hơn so với người lớn.
3. Vẽ tranh có thể giúp bé nâng cao khả năng tưởng tưởng
Sự nhận thức thế giới ở trẻ em rất khác biệt. Nếu như người lớn luôn có những quy tắc để nhìn nhận thế giới thì với trẻ em, thế giới đó lại là một câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiện thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em. Đó là thế giới đầy màu sắc.
4. Giúp trẻ cảm thấy phấn chấn hơn
Diest Wehbe – Nhà giáo dục học nổi tiếng của Anh đã chỉ ra rằng việc ngồi vẽ một giờ sẽ tốt hơn so với việc ngồi xem chương trình giải trí trong 9 giờ. Đó cũng chính là lý do mà rất nhiều nhà tâm lý học thường cho phép bệnh nhân của mình ngồi vẽ vì đây là một cách điều trị rất tốt. Bằng cách nhìn và phân tích các bức tranh của trẻ em, các chuyên gia sẽ tìm ra được nguyên nhân cũng như cách điều trị hoặc nhìn nhận tâm lý của đứa trẻ.
Ví dụ, khi bạn nhìn thấy một bức tranh với những đường kẻ cứng nhắc, chồng chéo và màu sắc mờ nhạt, bạn có thể biết rằng trẻ đang có tâm trạng không tốt. Ngược lại, nếu bức tranh đó là những đường nét nhẹ nhàng, màu sắc phong phú và sắc nét thì chứng tỏ tâm lý trẻ đang rất ổn định.
Những lợi ích tuyệt vời từ việc dạy bé vẽ tranh
Vẽ sẽ giúp não hoạt động để nhận thức, xác định màu sắc, hình dạng, vị trí không gian và có lợi cho sự phát triển trí tuệ, giúp con thông minh hơn. Trong qua trình vẽ, trí tưởng tượng của trẻ sẽ tiếp tục phá vỡ những khuôn mẫu cố định. Sau khi nhìn nhận được vẻ ngoài mới lạ của sự vật, trẻ sẽ tiếp tục có cảm hứng để sáng tạo nhiều hơn.
6. Quá trình vẽ tranh giúp suy nghĩ của bé phát triển đa chiều
Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và khả năng sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.
7. Bức tranh chính là sự thể hiện cảm xúc
Vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, khiêu vũ và nó thể hiện cảm xúc của con người. Tranh chính là sự biểu hiện cảm xúc cá nhân bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của con. Tranh vẽ có giá trị giáo dục rất lớn đối với trẻ. Trẻ em thích vẽ tranh dù chỉ mới là những bức tranh vẽ theo cảm hứng, động tác vụng về nhưng vẫn là cách trẻ thể hiện “tài năng” của mình. Trẻ được tự do tưởng tượng, bộc lộ niềm vui, ý thích của mình trong tranh. Vì vậy, cha mẹ nên khuyến khích con vẽ thường xuyên, và dù “tác phẩm” có thể nào, thì cũng hãy khen ngợi và động viên tạo hứng thú cho trẻ.
Dạy bé vẽ tranh
Vì sao bạn nên dạy vẽ cho con?
Vẽ không bị bó buộc bởi bất cứ cái gì nên bé có thể vẽ khi mới biết ngồi và biết cầm bằng tay – với một số trẻ đó là mốc 6 tháng tuổi. Khi nhỏ, bé sẽ dùng bút vẽ to nhất, bút sáp to nhất và giấy A3 để dễ sử dụng. Hòa một màu vẽ an toàn và để vào một cái đĩa to cho bé vẽ. Điều thú vị là bé sẽ nhận ra được chuyển động của mình để lại đường nét trên tờ giấy. Khi bé vẽ bạn có thể giới thiệu luôn tên của màu sắc đó. Bạn cũng có thể vẽ chân, tay, in rau củ, in hình khối vì các hoạt động đó rất đơn giản.
Tô màu là hoạt động khó hơn rất nhiều nhưng không phát huy trí tưởng tượng của trẻ nên nếu có thể bạn hãy tập trung cho con vẽ. Bé chỉ có thể tô màu khi phân biệt và gọi tên các màu sắc, có một kho dữ liệu trong đầu về thực tế để biết, quả chuối thì phải tô màu vàng, quả nho thì màu tím… chứ không phải voi tô màu hồng vì con thích thế hay hoa mỗi cánh một màu. Chúng ta cần giúp bé hiểu và tôn trọng vẻ đẹp tự nhiên.
Bé học vẽ tại Nét Ngộ
Bé cần điều khiển được tay một cách khéo léo để dừng đúng lúc, tô các đường cong và đủ kiên nhẫn để hoàn thành tác phẩm từ đầu đến cuối. Bé cũng phải có được trật tự là biết tô từ trái sang phải, từ trên xuống dưới giống như cách viết chữ tiếng Việt sau này.
Để chuẩn bị cho bé tô màu, các bố mẹ có thể hỏi con muốn tô cái gì, để bé chọn theo ý mình. Giúp bé phân biệt và gọi tên được các phần của bức tô màu đó, ví dụ, ô tô, cửa ô tô, bánh ô tô… Bạn giúp bé chọn tất cả các màu bé cần cho từng phần của một bức tranh sẵn sàng trong một hộp. Ví dụ để tô một quả dâu tây thì chỉ cần màu đỏ và màu xanh lá cây, cất tất cả các màu còn lại đi.
Hướng dẫn bé tô liền nét, không nhấc tay đứt nét nếu có thể, không quay tờ giấy, không tô ngang tô dọc chồng các nét lên nhau mà chỉ theo một hướng logic xuống lên, xuống lên cho đến hết.
Khi bé đã rất khéo léo trong việc điều khiển bút các bài tô, có thể hướng dẫn trẻ tô khó hơn như tô nét cong. Ví dụ cũng là quả bóng, trước kia bé tô nét thẳng kín quả bóng, bây giờ bé tô vòng theo đường tròn của quả bóng từ ngoài vào đến trong không đứt nét.
Khi tô màu, các bố mẹ luôn có thể in các bức tranh tô màu theo ý thích của con để giúp con học mỗi ngày. Sau đó các bức tô màu có thể được xếp theo các chủ đề, mỗi chủ đề để vào một cặp tài liệu. Thế là bé đã có các bộ sách do chính tay mình làm ra.
Cho dù là vẽ hay tô màu hãy hướng dẫn bé dọn dẹp, lau chùi, cất mọi thứ về đúng chỗ sau khi làm xong và luôn luôn đã bắt đầu thì phải kết thúc công việc của mình.
Muốn giúp bé thích vẽ và tô màu bố mẹ cần chuẩn bị môi trường nghệ thuật cho con. Treo các tác phẩm nghệ thuật do trẻ con vẽ hoặc vẽ cho trẻ con ở tầm mắt của bé để bé có thể ngắm mỗi ngày. Giúp bé tôn trọng các màu sắc, màu nào cũng đẹp chứ không phải đen hay xám là xấu xí.
Bố mẹ cũng có thói quen vẽ hay minh họa khi giới thiệu kiến thức mới cho con nhưng không nên vẽ mẫu cho con, ví dụ như ngôi nhà là phải thế này, quả bóng bay là phải thế kia mà tốt nhất là để bé quan sát vật mẫu rồi tự vẽ theo cách cảm nhận của mình. Thỉnh thoảng có thể dẫn trẻ đi xem các triển lãm tranh. Giới thiệu các hình khối, đường nét, độ dày mỏng, sáng tối, ánh sáng trong ngày thay đổi ra sao… và miêu tả mọi thứ xung quanh cho bé nghe.
Khi đọc truyện cho bé đừng quên giới thiệu tên họa sĩ minh họa để bé hiểu có một ai đó đã vẽ nên cuốn sách này. Tôn trọng tác phẩm của bé, không bao giờ vẽ hộ, làm hộ, chỉnh sửa khi bé đang vẽ hay tô màu. Và khó nhất là không bao giờ được khen hay chê. Hãy khuyến khích bé bằng những nhận xét tích cực như ‘Sắc vàng con chọn đẹp quá’ hay ‘Cái lá này con vẽ giống y như thật’ để bé không phụ thuộc vào lời khen hay buồn vì bị chê.
H
TRUNG TÂM MỸ THUẬT TƯ DUY NÉT NGỘ
Trụ sở: 61 Đường D5, P. 25, Quận Bình Thạnh, TPHCM
Cơ sở 1: 111 Nguyễn Thái Sơn, P.4, Quận Gò Vấp, TPHCM
Email: mythuatnetngo@gmail.com
Điện thoại: 090.264.1618
Nhận xét
Đăng nhận xét